Kinh tế Chiết_Giang

GDP theo năm
Năm

Tổng GDP

GDP bình quân (NDT)
Tổng GDP (tỉ)Tỉ trọng so với toàn quốcMức tăng (%)Toàn quốc
(NDT)

Chiết Giang

NDTUSDTỉ trọng
(%)
Vị tríToàn quốcChiết GiangNDTUSD
197812,3727,3473,61211,721,9381331197
198017,99212,0114,2127,816,4463471314
199090,46918,9154,963,83,91.6442.138447
2000614,10374.1766.248.411.07.85813.4161.620
20041.164,870140,7367,0410,114,512.33624.3522.942
20051.343,785164,0426,8411,312,814.05327.7033.382
20061.574,251197,4356,8412,713,916.16531.8743.997
20071.863,836245,1136,8414,214,719.47437.1284.883
20082.148,692

309,6776,649,610,122.64042.2146.084
20113.231,885

500,3856,849,39,035.18159.2499.173
20123.460,630

548,2196,747,88,038.44963.26610.022

Tỷ giá hối đoái giữa NDT và USD: theo mức trung bình hàng năm năm do Cục Thống kê Quốc gia công bố

Chiết Giang thuộc vùng Giang Nam, là một bộ phận của tam giác châu thổ Trường Giang. Cây lương thực chủ yếu là lúa gạo, có truyền thống phong phú về trà, đồ sứ, từ thời cổ đã được gọi là "ngư mễ chi hương" (vùng đất sung túc) và "ti trì chi phủ" (phủ tơ lụa), luôn là vùng giàu có và đông dân, có câu "Tô Hồ thục, thiên hạ túc" (Tô Hồ được mùa, thiên hạ no đủ). Sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa vào năm 1978, kinh tế Chiết Giang phát triển nhanh chóng, kinh tế dân doanh chiếm tỷ trọng cao hàng đầu trong số các tỉnh thị.

Trong số các tỉnh tại Trung Quốc đại lục, Chiết Giang là tỉnh phát triển kinh tế cân bằng nhất, và cũng là một trong các tỉnh phát triển nhanh nhất, tổng GDP toàn tỉnh vào năm 1978 đứng thứ 12 cả nước, song đến năm 1994 đã lên vị trí thứ 4. Năm 1991, tổng GDP của tỉnh vượt mức 100 tỉ NDT, đến năm 2004 vượt 1000 tỉ NDT, đến năm 2008 vượt mức 2000 tỉ NDT, đến năm 2011 vượt mức 3000 tỉ NDT.

Trong 34 năm từ 1979-2012, theo giá trị tuyệt đối, tổng GDP đã tăng 279,71 lần. Theo giá cả so sánh (mức giá bình quân toàn quốc làm chuẩn), tỉ lệ tăng GDP hàng năm là 12,7%, tốc độ tăng trưởng đứng thứ hai cả nước sau Quảng Đông. Từ năm 1978-2012, trừ ba năm 1983, 1989, 1990, 2009, 2011 và 2012, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đều trên 10%, trong đó, 5 năm 1978, 1984, 1985, 1993 và 1994 có tốc độ tăng trưởng GDP cao trên 20%, cao nhất là năm 1993 với tỷ lệ 22%.

Năm 1985, GDP đầu người của Chiết Giang vượt mức 1.000 NDT, đến năm 1997 thì vượt mức 10.000 NDT, đến năm 2006 vượt 30.000 NDT và đến năm 2012 thì vượt mức 60.000 NDT. Năm 1995, chỉ tiêu kinh tế trên người của Chiết Giang đã vượt qua Quảng Đông, chỉ đứng sau ba trực hạt thị là Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân, tức trở thành tỉnh giàu có nhất Trung Quốc. Đến năm 2012, vị trí tỉnh giàu nhất đã rơi vào tay Giang Tô, Chiết Giang đứng thứ 6 trong số các tỉnh trên toàn quốc. Về tổng thể, thực lực kinh tế của Chiết Giang không phải là mạnh nhất, song có mức bình quân cao nhất trong số các tỉnh, các khu vực trong tỉnh phát triển cân bằng, mức độ chênh lệch nhỏ.

Ôn Châu với siêu cao ốc Trung tâm Mậu dịch Thế giới

Năm 2007, tổng GDP toàn tỉnh (con số cuối cùng[36]) đạt 18,86 tỉ NDT, tăng 14,5% so với năm trước đó, chiếm tỷ lệ 6,28% so với toàn quốc. Trong đó khu vực một đạt 1,025 tỉ NDT, chiếm 5,5%; khu vực hai đạt 10,09 tỉ NDT, chiếm 54,15%; khu vực ba đạt 7,5 tỉ NDT, chiếm 40,35%, GDP bình quân đầu người vào năm 2007 là 37.128 NDT. Theo thống kê năm 2011, tổng GDP của Chiết Giang đạt 32,32 tỉ NDT, tăng trưởng 9% so với năm trước.[37]

Năm 2011, Viện Khoa học Trung Quốc đã công bố về chất lượng GDP của các khu vực tại Trung Quốc, theo đó Chiết Giang đứng ở vị trí số ba, chỉ sau Bắc Kinh và Thượng Hải, xếp trên Thiên Tân.[38] Theo số liệu của chính phủ Chiết Giang công bố vào tháng 2 năm 2013, thu nhập ròng bình quân đầu người Chiết Giang là 34.550 NDT.

Kinh tế Chiết Giang có một đặc điểm là kinh tế dân doanh lớn mạnh. Thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế của Chiết Giang được gọi là "mô thức Chiết Giang", "kinh nghiệm Chiết Giang" hoặc "hiện tượng Chiết Giang", nhận được sự quan tâm rộng rãi. Chiết Giang nhờ có nhân dân cần cù, dũng cảm, đã phát triển từ một tỉnh nhỏ trở thành một tỉnh lớn về kinh tế. Thương nhân Chiết Giang nổi tiếng khắp nơi. Đồng thời, khu vực kinh tế quốc doanh tại Chiết Giang cũng có hiệu quả kinh tế đáng kể. Sau khi Trung Quốc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch, Chiết Giang là tỉnh đi đầu cả nước trong việc giải phóng kinh tế cá thể và kinh tế tư doanh.

Ngoài các hoạt động tại tỉnh nhà, thương nhân Chiết Giang còn đầu tư kinh tế sang các tỉnh khác. Tư bản Ôn Châu là điển hình cho việc một lượng tư bản lớn của người dân Chiết Giang đổ vào các lĩnh vực khai mỏ than đá vốn do nhà nước chiếm độc quyền, đóng góp quan trọng trong việc giải quyết được vấn đề cung ứng năng lượng. Các thương nhân Chiết Giang đã thúc đẩy quá trình hợp lý hóa và tối ưu hóa trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên, mở rộng chuỗi công nghiệp Chiết Giang.

Thặng dư mậu dịch ngoại thương của Chiết Giang đứng đầu cả nước, năm 2006, Liên minh châu Âu, Hoa KỳNhật Bản là ba đối tác mậu dịch hàng đầu của Chiết Giang. Trong đó, liên minh châu Âu là đối tác và thị trường xuất khẩu lớn nhất, Nhật Bản là nguồn nhập khẩu lớn nhất.[39] Năm 2007, Chiết Giang là tỉnh có số lượng doanh nghiệp nước ngoài nhiều nhất tại Trung Quốc.[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiết_Giang http://219.235.129.54/cx/table/table.jsp http://jds.cass.cn/Article/20071215171724.asp http://www.china.com.cn/aboutchina/zhuanti/mtlddf/... http://www.china.com.cn/economic/zhuanti/2007figur... http://www.china.com.cn/policy/txt/2008-09/17/cont... http://news.cnnb.com.cn/system/2006/01/08/00506247... http://www.curb.com.cn/pageshow.asp?id_forum=01191... http://tech.enorth.com.cn/system/2005/12/29/001200... http://guide.hangzhou.com.cn/20070515/ca1313100.ht... http://finance1.jrj.com.cn/news/ng%C3%A0y